Mới phổ biến vài năm gần đây nhưng mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen mỗi ngày của không ít người Việt. Thương mại điện tử giờ đây không chỉ là mua bán, mà còn đáp ứng hàng loạt nhu cầu giải trí, trải nghiệm của mọi người dùng.
Gia tăng trải nghiệm tương tác của người mua sắm online
Các sàn TMĐT đều cam kết tạo ra những tác động tích cực tới sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam. Cụ thể, bên cạnh việc tạo ra những cơ hội mới cho nhà bán hàng và các thương hiệu mở rộng kênh bán hàng, các sàn TMĐT hiện nay cũng mang lại những trải nghiệm có tính chia sẻ mạnh mẽ hơn cho người tiêu dùng, như một phần trong chiến lược mang thương mại điện tử đến với mọi đối tượng người dùng.
Theo thông tin từ Shopee, với sự kiện 11.11 Siêu Sale, Shopee trên toàn khu vực đã bán ra hơn 200 triệu sản phẩm được bán ra trong ngày 11.11. Hơn thế nữa, trong dịp này, Shopee cũng ghi nhận có hơn 20 triệu giờ xem trên Shopee Live và hơn 2,5 tỷ lượt tham gia các trò chơi trên ứng dụng từ người dùng được ghi nhận, cho thấy người tiêu dùng ngày càng yêu thích các chương trình giải trí độc đáo trên sàn TMĐT.
Theo đó, Shopee luôn chú trọng cải tiến trải nghiệm mua sắm và tương tác giữa người bán, người mua trên ứng dụng di động. Người mua có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi quá trình vận chuyển, cùng lúc đó gia nhập vào các cộng đồng và tận hưởng hàng loạt tính năng xã hội nâng cao trên một nền tảng.
Điều này nhằm đón đầu sự tăng trưởng liên tục về số người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam. Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, cả nước hiện có 43,7 triệu người đang sử dụng điện thoại thông minh, chiếm 44,9% tổng dân số. Theo đó, Việt Nam lọt top 15 thị trường có tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, tương đương nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức hay đại diện trong khu vực là Indonesia.
Thực tế, số lượng đơn hàng trực tuyến đặt qua ứng dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn, đơn cử tại Shopee là 95%.
Tuyết Anh (28 tuổi, TP. HCM) cho biết TMĐT là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của cô suốt 2 năm qua. Mỗi ngày, Tuyết Anh đều dành thời gian chơi game săn ưu đãi trên Shopee, đồng thời xem Shopee Live và lướt Shopee Feed để tìm hiểu một số sản phẩm đang quan tâm. Tuyết Anh đánh giá, ứng dụng có tính tương tác chủ động rất cao, khiến Tuyết Anh bỏ hẳn thói quen mua sắm trực tiếp, chỉ trừ một số sản phẩm như quần áo cần thử trực tiếp.
Không chỉ Shopee mà các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam cũng đang đánh mạnh vào chiến lược kết hợp giữa mua sắm và giải trí nhằm thu hút và giữ chân người dùng.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng
Bên cạnh đó, TMĐT cũng hút khách nhờ khả năng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng TMĐT hiện tận dụng tối ưu AI và Big Data để nhận diện khách hàng, từ đó giới thiệu những sản phẩm phù hợp.
Được đánh giá cao hàng đầu ở thị trường Việt Nam và khu vực hiện nay là Shopee, với các công nghệ tự phát triển dựa trên AI (Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo ) và AR (Augmented reality – Tương tác thực tế ảo) để phân tích hành vi tìm kiếm, lướt website/app và mua hàng của người dùng. Qua đó, người dùng được giới thiệu chính xác những mặt hàng đáp ứng tối đa nhu cầu, với mức giá phù hợp và người bán hiểu được chính xác nhu cầu của người dùng để có thể lựa chọn đăng bán và quảng cáo sản phẩm phù hợp. Theo ghi nhận, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức quảng cáo trong ứng dụng của Shopee có tỉ lệ tạo đơn hàng nhiều hơn 65% so với những doanh nghiệp không sử dụng.2 Điều này được hỗ trợ bởi khả năng AI của chính Shopee, đảm bảo rằng các thông tin quảng cáo được gửi đến đúng đối tượng người dùng vào đúng thời gian và địa điểm.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ, “Cùng với sự phát triển liên tục của Thương mại điện tử trong khu vực cũng như mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người mua sắm. Vào thời điểm mà bối cảnh kinh doanh đang thay đổi, chúng tôi cam kết hỗ trợ người bán và các thương hiệu nắm bắt các cơ hội phát triển mới, đồng thời mang lại những hoạt động mua sắm trực tuyến hấp dẫn và nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng”.
Chính vì những lý do này, TMĐT sở hữu lượng lớn khách hàng trung thành, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19.
Theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 của Google, Temasek và Bain & Company công bố hôm 11 tháng 11, Việt Nam có tỷ lệ người dùng các dịch vụ kỹ thuật số mới cao nhất Đông Nam Á (41%). Trong đó, thương mại điện tử nổi lên mạnh mẽ nhất với mức tăng 63%, đạt 62 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến chạm ngưỡng 172 tỷ USD năm 2025.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế